dynaudio.vn

Tầm quan trọng của chân loa

Bài viết sau đây sẽ là những chia sẻ của chuyên gia âm thanh từ Dynaudio về vai trò và tầm quan trọng của chân loa trong hệ thống âm thanh, vốn được biết đến là loại phụ kiện không chỉ mang đến ý nghĩa trang trí mà còn đem lại nhiều tác động tích cực về mặt âm học.

Cuộc trò chuyện với Giám đốc sản phẩm của Dynaudio, ông Otto Jørgensen sẽ mang đến cho người dùng rất nhiều những giải đáp về các vấn đề liên quan đến chân loa, phụ kiện đặc biệt cần thiết với những hệ thống loa bookshelf, đặc biệt là về vai trò và tầm quan trọng của nó đối với chất lượng trình diễn âm thanh của các hệ thống này.

Chân loa đóng vai trò gì với hệ thống âm thanh hay cụ thể là đôi loa bookshelf của chúng ta?

Chân loa có 2 tác dụng chính đối với loa, mà cụ thể là loa bookshelf. Đầu tiên, và cơ bản chất, chính là ý nghĩa kê đặt. Hầu như tất cả các loa bookshefl đều có thiết kế nhỏ gọn và rất thấp, hạn chế về mặt chiều cao khiến cho nó cần được kê đặt phù hợp để có thể đứng ở những vị trí mà người dùng mong muốn, với một cao độ hợp lý dành cho việc nghe của họ. Do đó, chân loa được ra đời như một phụ kiện chuyên dụng dành cho việc kê đặt loa bookshelf. Điều này cũng kéo theo một ý nghĩa không nhỏ khác, chỉ là tính thẩm mỹ. Rõ ràng, khi mội đôi loa bookshelf được đặt trên một bộ chân loa phù hợp, mọi thứ sẽ trở nên ngắn nắp hơn, giúp tôn lên rất nhiều vẻ đẹp và sự cao cấp của nó, góp phần nâng cấp thẩm mỹ của dàn máy cũng như toàn bộ không gian căn phòng.

 

Thứ 2 chính là tác dụng chống rung chấn và hạn chế cộng hưởng. Quá trình vận hành của loa với hành trình mạnh và liên tục của hệ thống driver sẽ sinh ra rất nhiều chấn động, rung lắc. Do đó, loa cần được kê đặt một cách chắc chắn để có thể đạt được sự ổn định, triệt tiêu và loại bỏ các hiện tượng cơ học bất lợi này. Khi rung chấn, cộng hưởng được kiểm soát triệt để, loa sẽ tránh được các hiện tượng méo, nhiễu, ồn hoặc mất chi tết. Hầu hết các mặt phẳng thông thường như mặt bàn, mặt tủ, kệ đều không đáp ứng tuyệt đối được yêu cầu này, mà cần có những bộ chân loa được tính toán và thiết kế chính xác để đạt được kết quả tốt nhất.

Các vật liệu dùng làm chân loa có ý nghĩa như thế nào?

Vật liệu làm chân loa luôn được ưu tiên là các vật liệu rắn chắc, tỷ trọng nhằm đạt được sự chắc chắn, độ ổn định cao, cũng như có khối lượng đủ nặng để kiểm soát được khối loa phía trên. Có một loại vật liệu cũng rất quan trọng trong chân loa chính là lớp đệm giữa chân đế và loa. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ chọn các vật liệu mềm, có tính đàn hồi tốt như cao su hoặc silicon để làm lớp đệm giúp loa có độ bám tốt với chân đế, ngoài ra, lớp đệm mềm cũng giúp phân tán và triệu tiêu phần lớn rung động. Ngoài ra, cũng có thể thay thế lớp đệm mềm bằng các chân đinh nhọn để loa ổn định tuyệt đối trên chân đế, tuy nhiên, điều này sẽ tạo ra một vài vết trầy xước không mong muốn ở đáy loa.

Phần tiếp xúc giữa chân loa và sàn nhà cần được xử lý như thế nào?

 

Tương tự như phần tiếp xúc giữa loa và chân đế, giữa chân loa và sàn nhà cũng cần có lớp đệm để đạt được độ ổn định tốt nhất. Các xử lý đơn giản nhất chính là sử dụng các lớp đệm mềm như cao su, vải, thảm trải sàn để lót dưới chân loa, điều này sẽ giúp hạn chế khá tốt rung lắc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tuyệt đối, chúng ta nên sử dụng hệ thống chân đinh nhọn cho chân loa. Đối với các mặt sàn không quá cứng (như sàn gỗ), hãy đặt chân đinh của loa trực tiếp trên mặt sàn. Với những loại sàn cứng như bê tông hay gạch, có thể đặt chân đinh trực tiếp lên mặt sàn hoặc lót thêm thảm trải sàn, tuy nhiên phải đảm bảo chân đinh đã xuyên qua thảm để tiếp xúc với mặt sàn, các chân đinh cần được cân chỉnh cẩn thận để chân loa cân bằng và ổn định nhất.

Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho loa được đặt trên chân loa, giúp nó không bị đổ xuống? 

Điều này nằm ở thiết kế của chân loa. Tại Dynaudio, chúng tôi tạo ra chân loa theo các chuẩn mực an toàn cao nhất. Chúng tôi tính toán và thiết kế ra những bộ chân loa có thể tự trở lại trạng thái cân bằng ngay cả khi bị đẩy nghiêng tới 10 độ mà không bị đổ xuống. Những tính toán của chúng tôi cũng đảm bảo loa không bị rơi ra khỏi chân loa trong những trường hợp vị xô nghiêng như vậy. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, chúng tôi vẫn cung cấp sẵn các lỗ vặn ốc vít để người dùng có thể vít chặt loa vào chân đế nằm  mang lại sự an toàn cao hơn.

Vật liệu nào là tốt nhất để lấp đầy các khoảng rỗng trong chân loa, cát hoặc chì?

 

Cát và chì chính là 2 loại vật liệu phổ biến nhất được dùng để nhồi vào, lấp đầy các khoảng rỗng bên trong chân loa, nguyên nhân rất đơn giản bởi chúng có tỉ trọng cao (phù hợp với yêu cầu của chân loa), giá rẻ và dễ kiếm. Tuy nhiên, chì chính là loại vật liệu tốt nhất cho việc này bởi chúng rất nặng, nặng gấp nhiều lần các loại vật liệu khác, tạo ra khối lượng lớn giúp mang lại sự ổn định cho chân loa. Tuy nhiên, không nên lấp đầy hoàn toàn mà chỉ lấp đầy chừng 2/3 phần rỗng trong chân loa nhằm giữ cho nó có trọng tâm thấp, khó bị lật, đổ nghiêng hơn.

Vật liệu nào là tốt nhất để chế tác chân loa, gỗ hay kim loại?

Cả 2 loại vật liệu này đều sở hữu những ưu thế riêng của nó, trong khi gỗ mang lại tính thẩm mỹ cao và sự sang trọng thì kim loại lại có lợi thế về sự chính xác, vẻ ngoài hiện đại và mức chi phí rẻ hơn rất nhiều. Đặc biệt hơn, việc sử dụng kim loại sẽ giúp chúng ta có nhiều khoang rỗng để nhồi các vật liệu nặng như cát hoặc chì vào trong, tạo khối lượng lớn cho chân loa, dĩ nhiên, chúng ta không thể thực hiện điều này với gỗ. Do đó, nếu dùng gỗ làm chân loa, chúng ta buộc phải chọn loại gỗ có tỉ trọng cao, chân loa phải có kích thước lớn để đủ nặng, dẫn đến giá thành rất cao và kích thước cồng kềnh. Kết lại, nếu xét về mặt hiệu quả và tối ưu đầu tư, nên sử dụng kim loại để chế tác chân loa.

Chiều cao chân loa bao nhiêu là lý tưởng?

 

Thông thường, người ta thường tính toán chiều cao của chân loa sao cho khi đặt loa lên, tweeter của loa có cao độ ngang với tai của người ngồi nghe. Tuy nhiên, điều này là không bắt buộc bởi góc tỏa âm theo phương đứng của các loa là không giống nhau. Do đó, chiều cao thường được lựa chọn cho chân loa là chừng 60cm, có thể cao hoặc thấp hơn đôi chút.

Tại sao các loa của Dynaudio lại không có sẵn lỗ bắt bu-lông vào chân đế?

 

Chúng tôi thiết kế nhiều dòng chân loa khác nhau với chân đế phù hợp cho từng dòng loa của Dynaudio, điều này đảm bảo loa vẫn có thể đứng vững chắc trên chân đế mà không cần sự hỗ trợ của ốc vít. Tất nhiên, việc sử dụng ốc vít cố định sẽ mang lại sự an toàn và độ ổn định cao hơn, tuy nhiên, nó sẽ sảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của loa cũng như đôi loa đó chỉ có thể gắn vào 1 mẫu chân loa duy nhất với chân đế có các lỗ vít phù hợp, không phù hợp cho việc thay đổi, nâng cấp về sau.

 Nguồn: stereo.vn